Bệnh Bạch Lỵ Ở Gà – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Bệnh bạch lỵ ở gà là một loại bệnh phổ biến xuất hiện ở những chú gà con có tuổi đời nhỏ hơn 3 tuần tuổi. Bệnh lý này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà con, khiến chúng không thể tăng trưởng một cách khỏe mạnh. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân từ đầu? Làm sao để điều trị bệnh? Cùng SV388 tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Đôi nét về bệnh bạch lỵ ở gà

Bạch lỵ ở gà là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra tử vong. Những chú gà con dưới 3 tuần tuổi nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc phải bệnh này. Khi gà lớn lên, khả năng bị bệnh bạch ly sẽ giảm đi nhưng rất có thể trở thành vật chứa mầm mống gây bệnh.

Với sự phát triển của ngành chăn nuôi, bệnh bạch lỵ ở gà đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe và kinh tế của người chăn nuôi gia súc gia cầm. Vì vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh là điều rất quan trọng.

Vài nét về bệnh bạch lỵ ở gà 
Vài nét về bệnh bạch lỵ ở gà

Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh bạch lỵ ở gà

Nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này rất khó phát hiện. Nếu không chăm sóc đúng cách, gà con sẽ nhiễm bệnh và dẫn đến tử vong. Theo dõi nội dung sau đây để hiểu được rõ hơn nhé. 

Nguyên nhân xuất hiện bệnh bạch lỵ ở gà

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chính bởi vi khuẩn Salmonella Pullorum. Gà con suy dinh dưỡng và gặp lạnh thì sẽ xảy ra tình trạng bệnh này. 

Căn bệnh này sẽ lây truyền qua đường ăn uống hoặc là quả trứng gà, do gà mẹ mang mầm bệnh, trứng mang bệnh, gà bị bệnh và dãn trùng bệnh phát tán đi khắp nơi. Vi khuẩn bệnh bạch lỵ ở gà cũng có thể lây qua đường côn trùng, chuột, con người, giày dép, khay trứng,…

Bệnh bạch lỵ có triệu chứng gì?

Bệnh bạch lỵ ở gà thường có những triệu chứng như ủ rũ, bỏ ăn, tụ thành đám, phân lỏng màu trắng xanh, gà bị tiêu chảy nặng, đi ngoài phân bết dính ở hậu môn. Bệnh này sẽ làm gà chết ở ngày tuổi thứ 4 đến thứ 5. Nếu vượt qua ngày 15 – 20 thì gà vẫn mang mầm bệnh và tỉ lệ di truyền cho con là vô cùng cao.

Tuy gà đã khỏi nhưng vẫn để lại những di chứng thần kinh, chậm lớn, bị què quặt, mầm bệnh lưu lại trong cơ thể, về sau có nguy cơ sẽ phát tác thành bệnh phó thương hàn. Những chú gà lớn hơn thì thường chỉ biểu hiện ở trạng thái mãn tính; gà mái khi bị bệnh sẽ đẻ ra trứng có hình dạng méo mó không giống bình thường.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bạch lỵ ở gà 
Các triệu chứng phổ biến của bệnh bạch lỵ ở gà

Các biện pháp phòng tránh bệnh bạch lỵ ở gà

Cách phòng tránh bệnh bạch lỵ ở gà không quá khó. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau đây: 

  • Khi mới bắt gà con về cho uống thuốc để phòng bệnh từ khoảng 3 đến 5 ngày. Giai đoạn gà cúm thì mỗi tuần hãy dùng một đợt kháng sinh trong vòng 2 ngày sẽ phòng được bệnh bạch lỵ. 
  • Bạn phải sát trùng kỹ chuồng trại nuôi gà, thiết bị máy ấp, dụng cụ chăn nuôi. Chọn quả trứng sạch để ấp nở, trong trường hợp trứng bẩn thì bắt buộc phải nhúng trứng vào thuốc sát trùng trước khi đem ấp nở trứng.
  • Cần phòng bệnh bằng nhiều loại kháng sinh khi thay đổi thời tiết và thỉnh thoảng hãy cấp thêm các loại vitamin như Bio- vitamin C10% giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bị stress cho gà nuôi nhốt.
  • Thường xuyên cọ rửa, làm sạch máng ăn uống chuyên dụng cho gà nuôi theo đàn.
  • Khi nhập gà mới về cần cách ly riêng 10 ngày và theo dõi xem gà có mắc các bệnh bạch lỵ hay không.

Thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà giúp phòng bệnh hiệu quả

Để ngăn chặn tình trạng bệnh truyền nhiễm này xảy ra ở gà, bạn cần phải có cách phòng bệnh hiệu quả. Tham khảo những phương pháp sau đây để bảo đảm chăm sóc gà luôn khỏe mạnh nhé! 

Cách phòng bệnh bạch lỵ hiệu quả
Cách phòng bệnh bạch lỵ hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh

Chủ yếu cách chữa đó là dùng kháng sinh để điều trị cho gà như: Enrofloxacin, Kanamycin Gentamycin, Florphenicol; Norfloxacin,… theo đúng liều lượng được khuyến nghị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị có thể thêm vào một số loại vitamin, chất điện giải để sức đề kháng của gà được tăng cao.

Cách phòng bệnh bạn nên nắm rõ

Yếu tố tiên quyết là chuồng trại gà phải thật sạch sẽ; thông thoáng. Vệ sinh khử trùng định kỳ sẽ giúp tiêu diệt được mầm bệnh. Hãy nhớ nuôi gà theo từng lứa, không nên nuôi nhốt chung sẽ dễ bị lây lan. 

Cần đảm bảo dinh dưỡng, nguồn thức ăn sạch sẽ cho gà. Luôn vệ sinh dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. Nói chung, căn bệnh bạch lỵ ở gà có thể được tiêu diệt ngay từ đầu nếu bạn nắm rõ được quy trình chăn nuôi; hạn chế tối đa nguồn lây bệnh. 

Lời kết 

Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong những căn bệnh phổ biến ở loài gia cầm, gây thiệt hại nặng nề đến năng suất chăn nuôi. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý này để giúp người nuôi gia cầm đề phòng và xử lý kịp thời.